Kiến thức cho bạn và gia đình nếu sử dụng lò vi sóng

Nếu bạn muốn lò vi sóng bền và an toàn, cần cắm thiết bị này vào một nguồn điện riêng, ổ cắm phải chắc chắn, tốt nhất là gắn cố định trên hốc tường. Tuyệt đối không để lò vi sóng dưới đất, những nơi có độ ẩm cao. Một vài người có thói quen để lò vi sóng gần bếp ga hoặc tủ lạnh. Điều này rất nguy hiểm vì khả năng xảy ra cháy nổ lò vi sóng, bình gas hoặc khí gas rất dễ bị nổ theo.

Khi sử dụng lò vi sóng nếu thấy các hiện tượng bất thường thì nên nhờ các công ty sửa lò vi sóng tại nhà để kiểm tra và khắc phục.    

Khi lò vi sóng không hoạt động, điều đâu tiên bạn nên kiểm tra là cầu chì. Bởi vì cầu chì là một thiết bị ngắt điện an toàn khi điện áp tăng quá mạnh. Nếu cầu chì bị hỏng sẽ ảnh hưởng đến các thiết bị điện khác trong đó có lò vi sóng nếu điện áp tăng cao. Vì vậy, bạn nên kiểm tra và thay mới cầu chì nếu nó bị hỏng. Một nơi khác bạn cũng cần phải kiểm tra ngay lập tức khi lò vi sóng nhà bạn đình công là công tắc ngay cửa kính của lò. Đây cũng có thể là nguyên nhân khiến lò vi sóng không hoạt động.



sửa lò vi sóng

Nếu thực sự là vì công tắc cửa thì bạn nên gọi thợ đến nhà để thay ngay. Nguyên nhân thứ hai và cũng rất phổ biến khiến cho chiếc lò vi sóng của bạn không hoạt động là từ sự cố đĩa xoay không xoay. Trong lò vi sóng, chiếc đĩa xoay là một bộ phận rất quan trọng hỗ trợ cho quá trình làm chín cũng như hâm nóng thức ăn. Chính vì thế, nếu đã xác định chiếc đĩa không xoay, bạn nên tiến hành kiểm tra theo các bước sau:

- Kiểm tra khớp nối nhựa bên dưới khay.
 
- Kiểm tra vòng và con lăn xem có bị lệch hoặc kẹt vì bám bẩn không.
 
- Kiểm tra xem đĩa có đặt đúng trên trục xoay hay không.
 
- Nếu động cơ trục xoay bị hỏng, cần phải gọi thợ chuyên nghiệp.

Nguyên nhân thứ ba thường gặp là có tia lửa lóe sáng trong lò. Lò vi sóng đặc biệt nhạy cảm với các thành phần như kim loại nên một khi có kim loại lẫn vào thức ăn sẽ lập tức tạo ra tia lửa điện. Chính vì thế, bạn phải lau chùi, vệ sinh lò một cách sạch sẽ và thường xuyên để tránh việc dư lượng thực phẩm hoặc vỏ bọc thức ăn, hoặc dụng cụ nấu hoa văn có kim loại gây ra tia lửa điện. Nên dùng vỏ bọc thức ăn chuyên dụng dành cho lò vi sóng, như vậy sẽ giúp bạn kéo dài tuổi thọ  chiếc lò của mình.  

Xem thêm: 
Khi sửa lò vi sóng không như mong muốn

Công chức Nhà nước có được thành lập công ty không ?

 Hỏi: Tôi hiện đang công tác trong một cơ quan của Nhà nước và vợ tôi đang là giáo viên, nay vợ chồng tôi muốn mở một công ty về buôn bán thiết bị máy tính, vậy bản thân tôi là công chức nhà nước thì tôi có được thành lập công ty hay không ?

Trả lời:
Theo câu hỏi của bạn, tư vấn luật Minh Việt tư vấn trường hợp của bạn như sau:
- Bản thân bạn là công chức thì theo điều 13 khoản 2 (**), bạn sẽ không được thành lập công ty.
- Vợ bạn bản thân là viên chức Nhà nước thì có quyền được thành lập công ty, như vậy bạn có thể thành lập công ty và đứng dưới tên vợ của bạn.

(**)Điều 13 Luật Doanh nghiệp quy định về quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần và quản lý doanh nghiệp như sau:
1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Tổ chức, cá nhân sau đây không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
b) Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;
c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam;
d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự;
e) Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Toà án cấm hành nghề kinh doanh;
g) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản.
3. Tổ chức, cá nhân có quyền mua cổ phần của công ty cổ phần, góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.

4. Tổ chức, cá nhân sau đây không được mua cổ phần của công ty cổ phần, góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này:
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
b) Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
Đối chiếu quy định trên thì bạn là công chức nên không được quyền thành lập và quản lý bất kỳ loại hình doanh nghiệp nào. Về việc tham gia dưới hình thức mua cổ phần của công ty cổ phần, góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh thì cần phân biệt như sau:

- Bạn không thể góp vốn vào công ty TNHH vì theo quy định của pháp luật thì người góp vốn đương nhiên là thành viên Hội đồng thành viên của Công ty trách nhiệm hữu hạn (khoản 1 Điều 47 Luật Doanh nghiệp) và khi là thành viên của Hội đồng thành viên của công ty thì bạn có quyền quản lý công ty (như trên đã nêu, bạn là công chức nên không được quản lý công ty).
- Bạn được góp vốn vào công ty cổ phần nhưng chỉ với tư cách là cổ đông (không được tham gia Hội đồng quản trị vì thành viên Hội đồng quản trị là người quản lý doanh nghiệp theo Khoản 13 Điều 4 Luật Doanh nghiệp).
- Bạn được góp vốn vào công ty hợp danh với tư cách là thành viên góp vốn (không được tham gia với tư cách là thành viên hợp danh vì thành viên hợp danh là người quản lý công ty hợp danh theo Khoản 13 Điều 4 Luật Doanh nghiệp).