Kinh nghiệm lái xe taxi
Đối với những người lái xe taxi tải cũng như những loại xe oto khác thì việc va chạm là điều không có gì ngạc nhiên. Trong những thành phố lớn thì việc lái xe trong khung cảnh đông đúc không dễ chút nào. Trước khi trở thành "tay lái lụa", bạn cần có kinh nghiệm để xử lí tốt những tình huống có thể diễn ra như:
Trước khi lên xe bạn cần kiểm tra qua 4 bánh xe, để đảm bảo xe không bị xịt lốp và có chướng ngại vật . Khi lái xe bạn phải nhìn tất cả các phía và giữ đều tốc độ không đi lúc nhanh lúc chậm vào thời điểm ta đột ngột đi chậm thì có thể xe sau tông vào đuôi xe mình.
Đột ngột đi nhanh thì rất có thể bất ngờ các phương tiện khác lao qua mũi xe và gây tai nạn vì vậy bạn nên luôn luôn mở gương sao cho mặt gương vuông góc với thân xe. Quan trọng nhất là không nên sốt ruột, không đi quá nhanh, đặc biệt đi qua vòng xuyến, ngã tư, những điểm dễ gây xung đột...
Sử dụng còi khi đi qua các điểm khuất như phố nhỏ, ngõ nhỏ đề phòng có xe đi qua. Khi vào cua ở các góc phố hoặc quay đầu xe trên đường, bạn phải luôn quan sát gương ở bên mình định rẽ. Mở rộng một góc cua tối thiểu bằng chiều ngang xe của mình, điều này sẽ có tác dụng:
1) Rút ngắn vòng cua xe.
2) Để phòng ngừa lúc thời điểm ta cua lái thì có xe máy chen lên từ góc cua đó. Nếu góc cua quá hẹp thì có thể va chạm với xe máy và gây tai nạn.
Ở các điểm có đèn giao thông bạn nên đi bình tĩnh. Ngoài ra phải luôn chú ý biển chỉ dẫn vuông xanh treo trên cao và các loại biển báo ở phía bên tay phải của bạn.
Học thật kỹ lý thuyết cũng như Luật Giao thông Đường bộ với hướng dẫn sử dụng kèm theo xe, nắm vững các tính năng của đèn báo trên bảng táp lô, biết các ký hiệu, vị trí thay dầu, thay nước làm mát, nước rửa kính, vệ sinh lọc gió, kiểm tra áp xuất lốp, cách thay lốp, một số nguyên lý cấu tạo xe... Khi vận hành xe, phải chạy chậm, giữ đúng làn đường và đừng sốt ruột khi xe taxi hay xe khác bóp còi đòi vượt.
Trước khi vượt, phải nhớ bật đèn xi nhan, nhấn còi, để số hợp lý và khi vượt phải dứt khoát, vượt xong phải xin đường trở về làn.
Học thật kỹ lý thuyết cũng như Luật Giao thông Đường bộ với hướng dẫn sử dụng kèm theo xe, nắm vững các tính năng của đèn báo trên bảng táp lô, biết các ký hiệu, vị trí thay dầu, thay nước làm mát, nước rửa kính, vệ sinh lọc gió, kiểm tra áp xuất lốp, cách thay lốp, một số nguyên lý cấu tạo xe... Khi vận hành xe, phải chạy chậm, giữ đúng làn đường và đừng sốt ruột khi xe taxi hay xe khác bóp còi đòi vượt.
Trước khi vượt, phải nhớ bật đèn xi nhan, nhấn còi, để số hợp lý và khi vượt phải dứt khoát, vượt xong phải xin đường trở về làn.
Khi chạy trên đường đông không đánh vô lăng mạnh, tránh thắng gấp ,nên giữ khoảng cách vừa đủ để không đụng xe trước nhưng không để xe máy vượt qua.
Không nên dùng điện thoại khi lái xe. Nếu có những việc cần phải liên lạc gấp qua điện thoại, nên để chế độ rảnh tay và qua buetooth.
Không nên dùng điện thoại khi lái xe. Nếu có những việc cần phải liên lạc gấp qua điện thoại, nên để chế độ rảnh tay và qua buetooth.
Tuyệt đối không chạy theo xe buýt vì có những lối rẽ chỉ dành cho xe buýt, xe con không được lưu thông.
Tâm lý vững khi lái là điều quan trọng không kém đối với người điều khiển xe tải. Vì chỉ cần một chút lơ đễnh có thể dẫn đến những sự việc đáng tiếc. Đó là lý do các doanh nhân rất hiếm khi lái xe mà giao việc này cho tài xế.
Như vậy , để lái tốt xe tải trong điều kiện đường sá đông đúc như hiện nay, người cầm vô lăng không chỉ phải nắm vững lý thuyết lái xe, Luật Giao thông Đường bộ mà còn cần kinh nghiệm xử lý tình huống và cảm giác lái. Đó là lí do các lái xe cần kinh nghiệm thực tiễn để có thể lái xe “ngon lành” trên đường phố.