Kiểu kiến trúc nhà ống và những lưu ý.

Ở những thành phố nhộn nhịp và tấp nập như TP.HCM thì việc “ đất chật, người đông” là chuyện hiển nhiên. Và càng hiển nhiên hơn nữa khi các ngôi nhà ở đây đều có chiều cao chứ không hề có bề rộng.
Nhưng không phải như vậy thì các ngôi nhà này lại trở nên xấu và không có điểm nhấn. mặc dù không rộng rãi như các nhà kiến trúc sư đã cố gắng để tạo nên những ngôi nhà có kiến trúc đẹp và thoáng.

Chúng ta hãy cùng xem các kiến trúc sư thiết kế kiến trúc nhà ống đẹp và thoáng này qua một trường hợp của khách hàng nhé.

Ngôi nhà được thiết kế cho nữ chủ nhân 30 tuổi và gia đình trên diện tích 84 m2 (4m x 21m). Nhóm Kiến Trúc Sư Sanuki và Kiến Trúc Sư Nishizawa đã thiết kế kiến trúc kết hợp khéo léo giữa phong cách Nhật và các kỹ thuật, vật liệu xây dựng của Việt Nam để tạo nên không gian mở tràn đầy ánh sáng tự nhiên và cây xanh.

thiet-ke-kien-truc-nha-ong

Nhà ống là kiểu nhà phố điển hình tại Việt Nam. Trở ngại lớn nhất của loại nhà này là khó tạo đủ ánh sáng tự nhiên và thông gió do không có cửa mở ở hai bức tường bên cạnh. Ngoài ra, người Việt có xu hướng tạo vách ngăn cố định để tách nhiều phòng ngủ.

Mục tiêu chính của các kiến trúc sư là cải thiện không gian tối tăm, ẩm ướt như vậy thành nơi mọi người có thể thực sự cảm thấy bầu không khí ngoài trời.

Ngôi nhà được thiết kế với 4 tấm sàn đặc dày và không có vách ngăn cố định như bình thường.

Mỗi tấm sàn được giữ ở độ cao khác nhau, có những khoảng trống dẫn ánh sáng phản xạ tự nhiên từ trên cao, mặt tiền và mặt sau vào nhà.

Ngoài ra, sàn được điểm thêm nhiều lỗ trống của bồn tắm bằng đá mài và nơi đặt chân để ngồi.

Phỏng ngủ ở góc trong cùng của tầng một nhưng vẫn đủ sáng.

Việc sử dụng tấm tre đan vào cốp pha để đổ bê tông giúp hoa văn tre được giữ lại và lộ ra trên bề mặt trần.