Nhật Bản – thị trường nhập khẩu văn phòng phẩm tiềm năng

Theo một phân tích gần đây, Nhật Bản là thị trường tiêu thụ văn phòng phẩm lớn thứ hai trên thế giới. Tổng quy mô thị trường Nhật Bản, bao gồm cả đồ gỗ nội thất văn phòng ước khoảng 1 ngàn tỷ Yên, xấp xỉ 9.5 tỷ USD.
Khái niệm về "Văn Phòng Phẩm" rất rộng, bao gồm từ các dụng cụ như viết, bút chì… đến các mặt hàng trang trí, thiệp chúc mừng,… Và sản phẩm văn phòng phẩm mà Nhật Bản nhập khẩu nhiều nhất là bút chì. Các nước xuất khẩu sang Nhật Bản là Trung Quốc, Đài Loan, Đức và Việt Nam. Ngoài ra, bút chì và đầu bút chì cơ có chất lượng cao chủ yếu được sản xuất tại Nhật Bản. Các hãng sản xuất bút chì cơ nổi tiếng là Zebra, Pilot, Mitsubishi Pencil… Vào những năm 60 của thế kỷ 20, cùng với sự phát triển của bút chì cơ và số lượng học sinh tiểu học giảm, mức tiêu thụ bút chì giảm đáng kể.
Trước đây, bút chì được tiêu thụ tại Nhật Bản bắt buộc phải có nhãn mác JIS (Tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản). Nhưng đến cuối năm 1990, quy định này đã được bãi bỏ. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho những nhà sản xuất nước ngoài thâm nhập thị trường Nhật Bản. Mặt khác, cùng với sự ra đời của hàng loạt các cửa hàng đồng giá 100 Yên, các sản phẩm văn phòng phẩm rẻ tiền của Trung Quốc đã thâm nhập thị trường Nhật Bản một cách dễ dàng.

Hiện nay, xu hướng bán các mặt hàng văn phòng phẩm có sức lôi cuốn, nhỏ gọn và đa chức năng rất phổ biến tại Nhật Bản. Đồng thời, các siêu thị và các chuỗi cửa hàng đồng giá 100 Yên đã nhập khẩu số lượng lớn các mặt hàng văn phòng phẩm giá rẻ từ nước ngoài. Ngoài ra, các nhà sản xuất trong nước đã chuyển sang nhập khẩu ngày càng nhiều văn phòng phẩm để bán tại thị trường Nhật Bản vì giá và chi phí sản xuất rẻ hơn sản xuất tại Nhật Bản.
Các sản phẩm thân thiện với môi trường cũng được cũng được người tiêu dùng Nhật Bản hưởng ứng nhiệt tình, bằng cách sử dụng các nguyên vật liệu tái sinh và không sản xuất chất độc hại.
Sự  hiện diện của nhiều cửa hàng đồng giá 100 Yên và cửa hàng giảm giá đã làm cho kênh phân phối văn phòng phẩm tại Nhật Bản thêm đa dạng. Kênh bán lẻ mới này đã lôi cuốn người tiêu dùng bằng bán các sản phẩm nước ngoài có giá vừa phải, có thể nhập khẩu trực tiếp, hoặc thông qua các công ty thương mại hoặc công ty bán buôn.
Với những phân tích đơn giản trên đã thể hiện được tiềm năng nhập khẩu văn phòng phẩm của Nhật Bản. Sẽ là thị trường màu mỡ để các nhà sản xuất văn phòng phẩm của Việt Nam hướng tới

0 nhận xét:

Đăng nhận xét