Tản mạn về con dấu
Con dấu xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử hình thành và phát triển của Nhà nước của nước ta. Việc khắc dấu gắn liền với sự hình thành và phát triển của xã hội, phụ thuộc vào chế độ chính trị của Nhà nước, vì vậy ở mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau thì hình dáng, nội dung, kích thước, biểu tượng, chất liệu của con dấu là không giống nhau. Con dấu được xác định là một phương tiện đặc biệt phục vụ cho việc quản lý nhà nước, quản lý xã hội.
Hiện nay, việc khắc dấu được sử dụng ở hầu hết các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức xã hội- nghề nghiệp, hội quần chúng, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang, cơ quan, tổ chức nước ngoài hoạt động tại Việt Nam và một số chức danh nhà nước.
Con dấu gồm có hai phần, phần vật chất và phần giá trị pháp lý. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, con dấu ngày nay được thống nhất khắc và quản lý bởi các cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Công an. Phần lớn con dấu được làm bằng đồng, phía trên (cán) được làm bằng gỗ.
Theo Điều 1 của Nghị định số 58/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2001của Chính phủ về quản lý và sử dụng con dấu thì con dấu là sự thể hiện vị trí pháp lý và khẳng định giá trị pháp lý đối với các văn bản, giấy tờ của các cơ quan, tổ chức và các chức danh nhà nước.
Từ điển bách khoa Công an nhân dân, Nhà xuất bản Công an nhân dân năm 2005 cho rằng: con dấu vật làm bằng gỗ, kim loại, cao su,… mặt dưới hình tròn hoặc hình vuông, hoặc hình chữ nhật,… theo những kích cỡ nhất định, có khắc chữ hoặc hình, được dùng in trên giấy tờ để làm bằng, làm tin trong quan hệ giao dịch giữa các cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị vũ trang và tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội. Con dấu được quản lí chặt chẽ từ việc khắc đến việc sử dụng. Ở Việt Nam, con dấu được sử dụng trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, hội quần chúng, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang, cơ quan, tổ chức nước ngoài hoạt động tại Việt Nam và một số chức danh nhà nước.
Đối với các tổ chức tôn giáo, con dấu cũng đóng vai trò hết sức quan trọng. Việc khắc dấu chứng thực tư cách pháp lý; đảm bảo giá trị cho các văn bản, giấy tờ của tổ chức tôn giáo; tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức tôn giáo trong mối quan hệ giao dịch với các cơ quan nhà nước, các tổ chức trong và ngoài tôn giáo của mình.
Mặc dù con dấu được sử dụng rộng rãi ở nhiều cơ quan, đơn vị nhưng khái niệm về con dấu lại chưa thật sự được các nhà nghiên cứu quan tâm và cho đến nay vẫn chưa có một khái niệm nào về con dấu có sức thuyết phục. Bên cạnh việc khắc con dấu, việc quản lý, sử dụng con dấu cũng là vấn đề rất đáng để các cơ quan chức năng quan tâm và nghiên cứu.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét