Kinh nghiệm chăm sóc hoa lay ơn

Hoa lay on là một loài hoa có thể trông quanh năm nhưng rất kén đất. Vùng đất trồng nhiều hoa lay ơn hiện nay trên nước ta là Đà Lạt ( Lâm Đồng). Để có thể  trồng và chăm sóc hoa lay ơn đúng kĩ thuật tạo ra những bông hoa đẹp quả là rất khó. Dưới đây là những lưu ý giúp bạn chăm sóc hoa lay ơn trở nên dễ dàng:

Layơn là loại cây chịu phân bón, vì vậy để có hiệu quả thì phải có chế độ phân bón đầy đủ, đúng lúc cho cây. Lượng phân bón cho 1 ha gồm 15-18 tấn phân chuồng hoại mục + 4-4,5 tấn phân NPK tổng họp Sông Gianh + 600-800 kg đạm urê + 200-250 kg KCl + 500-600 kg lân super + 350-400 kg vôi bột. Bón lót toàn bộ phân chuồng ủ chung với phân lân + 50% phân NPK tổng hợp trước khi trồng. Bón thúc lần 1 khi cây có 2 lá bằng 20% urê + 20% kali. Thúc lần 2 khi cây có 3-4 lá bằng 30% urê + 20% kali + 25% phân NPK tổng hợp. Thúc lần 3 khi cây có 6-7 lá bằng 30% urê + 30% phân kali và số phân NPK tổng hợp còn lại. Thúc lần 4 khi cây đã có đòng già với toàn bộ lượng urê và kali còn lại. Đặc biệt, phải kết hợp làm cỏ, vun gốc và tưới đủ ẩm thường xuyên 75-80% cho cây sinh trưởng, phát triển tốt. Mỗi củ có thể mọc 2-3 cây, tỉa bỏ các cây yếu, chỉ giữ lại 1 cây mọc khoẻ nhất sẽ nhanh đẻ nhánh và cho hoa dài, to, đẹp.


Đỏ Đô


Sau khi trồng từ 7 đến 10 ngày, cây mọc được một lá, mỗi củ có thể mọc từ 2 đến 3 mầm trong đó có một mầm chính mập mạp, bỏ mầm phụ, để lại mầm chính để nuôi thành hoa.

Khi cắt mầm phụ tránh làm bật củ
Xới đất khoảng 3 lần
Sau khi xới nhặt cỏ sạch, vun vào gố clay ơn giúp cây đứng thẳng
Khi cây được 4 lá tiến hành vun xới lần 2
Tưới nước 2 ngày/lần. Những ngày nắng, nóng tưới 2 lần/ngày.

- Sau khi trồng 7 – 10 ngày, mầm cây hoa mọc ra khỏi mặt đất, thường 1 củ có 1 mầm nhưng cũng có củ có nhiều mầm. Sau khi trồng 20 – 25 ngày, ta lặt bỏ các mầm phụ, để lại 1 mầm tốt nhất (khỏe nhất). Lưu ý thao tác khi tỉa bỏ mầm, không được làm long gốc cây.
- Vun gốc: lần 1 khi cây được 3 lá.
- Lần 2 khi cây cao khoảng 50 cm, đồng thời cắm cọc để cây không bị đổ ngã.

Layơn Trắng

Một số bệnh hại phổ biến trên cây hoa layơn và cách chăm sóc:
- Bệnh trắng lá: do nấm Septoria sp. gây ra. Thường gây hại trên lá già hoặc lá bánh tẻ, ban đầu vết bệnh chỉ như mũi kim chân , sau đó lan dần. Sử dụng Anvil 5 SC để phun phòng trị.
- Bệnh thối xám: do nấm Sclerotinia sp. gây ra, vết bệnh lúc đầu màu nâu vàng, gặp thời tiết ẩm ướt vết bệnh thối nhũn (không có mùi), bệnh làm thối lá, vàng lá và thân. Sử dụng Daconil 500 SC để phun phòng trị. Hoặc sử dụng Benlate để xử lý củ layơn với nồng độ 2‰ trong thời gian 30 phút để phòng bệnh thối xám
- Bệnh héo vàng: do nấm Fusarium sp. gây ra, bệnh thường xuất hiện ở gốc thân hoặc cổ rễ cây hoa, thường có màu nâu làm khô tóp gốc thân.

- Bệnh héo vi khuẩn: Bệnh do vi khuẩn gây nên, làm thối gốc rễ. Vết bệnh có hình bất địng, ủng nước, lá cây héo rũ. Cần vệ sinh vườn sạch, chọn những chân đất cao, khô ráo dể trồng hoặc có thể sử dụng Streptomicin 100 – 150 ppm để phun phòng ngừa.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét