Các bước khi thi công trần thạch cao mà bạn cần biết

Thi công trần thạch cao đại sảnh là một hạng mục nhỏ trong việc trang trí nội thất. Khi thi công thạch cao cũng đòi hỏi phải có những quy trình và tiêu chuẩn cơ bản, mang những nét riêng biệt khác với các không gian khác.
Trần thạch cao được lắp ghép từ những tấm thạch cao riêng biệt nhau và cố định vào trần nhà bằng hệ thống khung. Tấm thạch cao quyết định tính thẩm mỹ và các chức năng chống thấm, chống cháy, cách âm…

Tuy nhiên, chất lượng của trần phụ thuộc vào hệ thống khung. Nếu khung kém chất lượng, mỏng, giòn, dễ gỉ sét, khẩu độ thi công và cách thức thi công không đúng chuẩn hoặc sai quy định của nhà sản xuất sẽ ảnh hưởng đến sự chịu lực của hệ thống khung. Chất lượng khung cũng ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ vì nếu khung kém chất lượng sẽ làm bề mặt bị cong, vênh, nứt, … sau một thời gian sử dụng.

Các bước thi công trần thạch cao:

Bước I: Lắp hệ thống khung xương:

- Việc lắp đặt hệ thống khung xương là việc rất quan trọng. Vì nó liên quan tới toàn bộ hệ thống trần. Nếu như khung xương không phẳng, sẽ khiến trần thạch cao bị lỗi lõm hoặc không đều nhau. Vì vậy, việc đầu tiên là phải lấy mốc thăng bằng.

- Việc lấy mốc thăng bằng hiện nay trở nên đơn giản hơn nhờ việc áp dụng của khoa học kỹ thuật vào công trình xây dựng. Chúng ta có loại thước ngắm Lazer. Cho phép chúng ta định vị toàn bộ các mốc của trần thạch cao với độ sai số +/- 2mm.

- Sau khi đã định hình được các mốc, chúng ta tiến hành lắp đặt hệ thống khung xương. Thông thường, khách hàng hay dùng loại khung xương vĩnh tường để đảm bảo về chất lượng công trình. Thợthi công nên chia xương thành các ô 600 x 800 nghĩ là khoảng cách giữa các xương chính là U và V là 600 x 800 để đảm bảo độ liên kết cao. Tiến hành bắn vít nở và treo khung xương lên.

- Sau khi đã treo khung xương lên trên trần, cần phải dùng máy lazer kiểm tra lại một lần nữa rồi mới tiến hành bắn tấm.

Bước II : Bắn tấm thạch cao

- Việc bắn tấm thạch cao cũng đòi hỏi phải là những người thợ có tay nghề giỏi. Tấm thạch cao bắn lên không bị xô xước, không bị lệch. Các vít tự khoan phải đều nhau và chìm bên trong tấm để quá trình hoàn thiện đỡ tốn nhiều công hơn.

Bước III: Sơn bả và hoàn thiện trần thạch cao.

- Sơn bả và hoàn thiện trần thạch cao được chia ra làm các bước nhỏ như sau:

+ Bả lần 1: Đầu tiên thợ thạch cao sẽ dùng băng keo để gắn các mối nối giữa các mối ghép của tấm thạch cao với nhau, xử lý các mối nối. Với các loại trần thạch cao của Hàn Quốc thì thường có luôn các ke góc nên việc xử lý mối nối trở nên đơn giản hơn.
Sau khi xử lý xong, tiến hành bả lần 1. Bả lần 1 khá quan trọng, yêu cầu phần lớp bột bả phải được láng đều lên bề mặt nếu không sẽ không đạt tiêu chuẩn.

+ Bả lần 2: Bả lần 2 được tiến hành sau khi lớp bả lần 1 đã khô ráo và được vệ sinh những mavia hay những gợn nhỏ.Bả lần 2 thường mỏng hơn lần 1. Thông thường, với thời tiết nắng ráo, khoảng thời gian giữa 2 lần bả là 72 tiếng. Tùy thuộc vào thời tiết.

+Việc tiếp theo là sơn trần thạch cao: Công việc sơn trần thạch cao cũng được chia làm 2 lần. Lần 1 được tiến hành sơn lót sau khi đã đánh ráp cẩn thận. Có thể dùng bóng đèn sáng trong quá trình đánh ráp để đảm bảo mặt phẳng tương đối. Sau khi sơn xong 1 cần đợi sơn khô sau đó mới tiếp tục. Nếu thời tiết đẹp, thì khoảng thời gian tốt nhất là sau 48 tiếng cho 2 lần sơn.

Bước IV: Thu dọn và chỉnh sửa

Công đoạn này thường hay bị coi nhẹ nhưng thực ra nó rất quan trọng trong việc kiểm tra và sửa chữa các chỗ trần thạch cao chưa đạt. Trước khi thu dọn đồ đạc, ráo mác, chúng ta cần kiểm tra lại xem trần thạch cao có bị lỗi chỗ nào hay không. Nếu bị lỗi cần khác phục lại ngay. Việc thu dọn phải hết sức cần thận, tránh va chậm tới sản phẩm đã hoàn thiện.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét