Tìm hiểu quá trình sản xuất bê tông thương phẩm cho người chưa biết
Các công trình lớn hiện nay hầu hết điều sử dụng bê tông thương để phục vụ cho nhu cầu công việc của mình, nhưng một số trong chúng ta đều nghe khá lạ lầm với dịch vụ bê tông tươi này, và bài viết này sẽ giúp mọi người hiểu thêm về bê tông tươi cũng như quá trình sản xuất của nó
Để có được sản phẩm là bê tông tươi đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong việc thi công nhà ở, công trình…thì quy trình tạo ra bê tông tươi phải trải qua nhiều công đoạn với sự kiểm tra cũng như giám sát của nhà máy thi công.
Bắt đầu từ việc kiểm tra thông tin hàng hóa rồi lấy mẫu thử kiểm tra các thông tin về độ nén, mịn, dẻo…..nếu cẩn thận hơn thì sẽ niêm phong lại mẫu thử để sau này đối chứng với khách hàng. Đó là nói sơ qua quá trình kiểm chất lượng hàng. Sau đây là quy trình sản xuất bê tông tươi/ bê tông thương phẩm.
Đá dăm, cát:
Trước khi nhận hàng CBKT của phòng KT&QLCL phải kiểm tra hàng hoá bằng trực quan ( Độ bám bẩn, kích thước hạt..), chứng chỉ chất lượng xuất xưởng, số lượng của lô hàng.
Theo từng đợt nhập hàng ( lô sản xuất ) sẽ tiến hành lấy mẫu gửi đến phòng thí nghiệm để làm thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý gồm: Thành phần hạt, KL riêng, KLTT, hàm lượng bùn bụi sét, độ nén dập, KLTT xốp, hàm lượng thoi dẹt, … đồng thời cùng với nhà cung cấp lập biên bản lấy mẫu niêm phong lưu tại PTN & QLCL để kiểm tra đối chứng nếu có yêu cầu.
Đối với đá dăm trên cơ sở kết quả thí nghiệm, khi nhập kho sẽ phân loại dựa trên cơ sở cỡ hạt và cường độ đá gốc để phục vụ cho việc sản xuất bê tông cho từng công trình có yêu cầu kỹ thuật khác nhau.
Thiết kế cấp phối bê tông:
Lấy mẫu các loại vật liệu theo yêu cầu, tiến hành gửi đến phòng thí nghiệm để làm thí nghiệm xác định các chỉ tiêu cơ lý nhằm cung cấp số liệu đầu vào khi tính toán
thiết kế CPBT và đánh giá chất lượng vật liệu có thoã mãn yêu cầu kỹ thuật hay không.
Thực hiện tính toán và tiến hành phối trộn cấp phối đã tính toán, làm các thí nghiệm (Độ sụt, KLTT …) song song đó là đúc mẫu để kiểm tra cường độ nén tại phòng thí nghiệm hoặc đúc mẫu để kiểm tra cường độ nén tại trạm bê tông dưới sự chứng kiến của các bên liên quan.
Thí nghiệm độ ẩm vật liệu (Đá, cát) định kỳ theo từng thời gian trong ngày, điều chỉnh tỷ lệ thành phần trong cấp phối bêtông sản xuất.
Trước mỗi ca sản xuất và định kỳ 1 giờ một lần khi sản xuất bêtông, phòng KT&QLCL sẽ cử cán bộ tiến hành lấy mẫu làm thí nghiệm xác định độ ẩm của cốt liệu (Cát, đá).
Lấy mẫu – Thí nghiệm mẫu – Kiểm tra chất lượng bê tông tai hiện trường – Lưu trữ hồ sơ chất lượng bê tông:
Đo độ sụt – Kiểm tra các tiêu chuẩn của bê tông theo hợp đồng:
Khi xe vận chuyển bê tông đến công trường, nhân viên phòng KT&QLCL sẽ tiến hành kiểm tra độ sụt cho từng xe và những thí nghiệm khác theo hợp đồng cung cấp.
Lấy, đúc mẫu và lập biên bản đúc mẫu tại công trình:
Khi cung cấp bêtông cho khách hàng, cán bộ phòng KT&QLCL sẽ tiến hành lấy và đúc mẫu bêtông theo TCVN 3105: 1993 dưới sự chứng kiến của nhà thần thi công và TVGS. Số lượng mẫu đúc phải tuân thủ theo TCVN 4453:1995 hoặc yêu cầu kỹ thuật của dự án nếu có quy định. Ghi chép đầy đủ thông tin lấy mẫu, đúc mẫu vào Biên bản đúc mẫu và có ký xác nhận của các bên. Khi đúc mẫu xong Cán bộ được phân công có trách nhiệm bảo quản khuôn, mẫu và chuyển về phòng KT&QLCL để bảo dưỡng theo quy định.
Trên đây là quy trình kiểm tra và giám sát thi công sản xuất bê tông tươi mà chúng tôi ghi chép được. những thông tin này phần nào sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về bê tông cũng như các thành phần của nó..
0 nhận xét:
Đăng nhận xét