Mẫu Team building mẫu.

Team building hiện nay được phát triển khá rộng rãi, không những các công ty, tập đoàn lớn mà đến các doanh nghiệp nhỏ cũng áp dụng hình thức này để tạo điều kiện giao lưu giữa các thành viên công ty, từ đó cho thấy team building không còn xa lạ, mới mẻ như trước đây nữa.

Loại 1: Xúc tác để các nhóm hình thành các đội (transform groups into teams). Trong loại hình này, nhà tổ chức thường chọn dạng thể hiện là các hoạt động dã ngoại để thông qua môi trường dã ngoại, mỗi thành viên sẽ có cơ hội làm việc với nhau một cách bắt buộc và với quy luật “thay đổi hành vi sẽ dẫn đến thay đổi nhận thức” thì một đội sẽ được tạo ra từ từng thành viên rời rạc của một nhóm.
Trong trường hợp tổ chức trong nhà thì hiệu quả của loại hình này thấp hơn là các hoạt động ngoài trời. Khi tổ chức trong nhà thì yêu cầu về hình thức trở nên rất quan trọng vì hiệu ứng đoàn kết sẽ khó xuất hiện hơn.

 outdoor-team-building

Loại 2: Thay đổi trạng thái của các đội từ thấp lên cao. Các điểm chuyển đổi trạng thái của một đội là: Bắt đầu từ khi mới hình thành (forming) rồi phân chia vị trí (norming) và cọ xát nội bộ giữa các thành viên (storming) cho đến khi cả đội đạt đến trạng thái cân bằng và hiệu quả cao trong phối hợp nhóm (performing). Tại mỗi điểm chuyển đổi luôn xảy ra sự tích tụ theo quy luật “lượng đổi thành chất”. Hoạt động team building trong loại hình này đòi hỏi phải được thiết kế theo mô hình dồn nén các hiện tượng và hoạt động để đến một thời điểm thích hợp sẽ tự xuất hiện một giải pháp tổ chức mới mà trước khi bắt đầu cuộc chơi không ai nghĩ đến. Sự kết hợp giữa lãnh đạo đơn vị với người thiết kế chương trình sẽ bảo đảm cho thành công.

Loại 3: Củng cố hoặc tái khẳng định giá trị của một tập thể, thông thường là giá trị văn hóa doanh nghiệp, văn hóa tổ chức. Hình thức của các hoạt động dạng này không phụ thuộc môi trường trong hay ngoài trời. Điểm nhấn của các hoạt động team building này thông thường là một kết quả của cả chuỗi hành động, khi đến thời điểm quyết định sự thắng bại của trò chơi thì mọi người sẽ cùng nhận ra được ý nghĩa của trò chơi chính là việc ứng dụng văn hóa doanh nghiệp để tạo nên chiến thắng.

Loại 4: Truyền đạt một thông điệp cụ thể của lãnh đạo, thông thường áp dụng khi một tổ chức có người lãnh đạo mới. Lãnh đạo mới thường có xu hướng tìm hiểu xem bộ máy trong tay mình có tính cách như thế nào và ai cũng biết rằng tính cách dễ dàng bộc lộ nhất thông qua các hoạt động bên ngoài môi trường quen thuộc. Nhu cầu rõ ràng của những lãnh đạo mới sẽ được thể hiện một cách sáng tạo và qua đó không chỉ lãnh đạo hiểu được tính cách của hệ thống mình được giao mà còn giúp cho từng nhân viên hiểu thêm được tính cách và động cơ làm việc của chính mình.

1 nhận xét: