Nồi hơi và sử dụng an toàn hiệu quả

Bình chịu áp lực và noi hoi hiện nay được nhiều đơn vị sử dụng đến. Làm thế nào để đảm bảo an toàn khi sử dụng và tránh các trường hợp đáng tiếc xảy ra, chúng tôi xin giới thiệu những thông tin cơ bản qua bài viết sau.
Quy định về lắp đặt, sửa chữa

Về lắp đặt: Việc lắp đặt nồi hơi, bình chịu áp lực phải có thiết kế lắp đặt bảo đảm đúng quy định của tiêu chuẩn Việt Nam về kỹ thuật an toàn hiện hành; do thợ chuyên nghiệp thực hiện. Người lắp đặt phải tuân thủ những quy định của thiết kế, chế tạo, lắp đặt. Mọi sự thay đổi phải được sự đồng ý bằng văn bản của người thiết kế hoặc cơ quan có thẩm quyền. Sau khi lắp đặt phải được thử thủy lực với áp suất thử do nhà thiết kế quy định và không được thấp hơn các quy định của tiêu chuẩn Việt Nam về kỹ thuật an toàn hiện hành. Các dụng cụ này phải được chế tạo đồng bộ, đã được bọc bảo ôn, nếu không có biểu hiện bị va đập, biến dạng và đã được thử thủy lực khi xuất xưởng chưa quá 24 tháng đối với nồi hơi và 18 tháng đối với bình chịu áp lực thì không cần thiết phải thử thủy lực sau lắp đặt.

[IMG] 
Đối với nhà đặt nồi hơi: Phải cách xa nhà ở và nhà hội họp đông người ít nhất 10m. Nhà đặt nồi hơi nằm sát xưởng máy, phải có tường gạch ngăn cách; nếu tường ngăn cách có cửa, phải mở cửa về phía nhà đặt nồi hơi. Nhà đặt nồi hơi phải được thiết kế, xây dựng đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp, phòng cháy chữa cháy, các tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan. Nồi hơi cố định phải đặt trong nhà riêng, nếu đặt ngoài trời phải được thiết kế phù hợp với điều kiện thực tế đó. Không được làm trần và bố trí các phòng làm việc ở phía trên công trình nồi hơi, trừ những nồi hơi có công suất nhỏ hơn 100kg/h, áp suất làm việc lớn nhất không quá 4 bar. Nhà đặt nồi hơi phải mở các cửa thông hơi với diện tích không nhỏ hơn 10% tổng diện tích nền nhà và các cửa thoát hơi nước khi sự cố.

Hãy tìm hiểu rõ trước khi sử dụng các thiết bị này nhằm mang lại những hiệu quả tốt nhất trong hoạt động của cơ sở bạn.
Xem thêm : lò hơi tầng sôi

0 nhận xét:

Đăng nhận xét