Vẻ đẹp của quận Hoàn Kiếm

Là quận nhỏ nhất, vị trí trung tâm nhất Hà Nội, Hoàn Kiếm nổi tiếng nhiều với phố cổ, gắn bó với nhiều làng nghề, phố nghề Hà Nội, cũng là nơi thích hợp nhất với cụm từ : đất chật người đông. Hoàn Kiếm là nơi lưu giữ lịch sử của Hà Nội, các công trình kiến trúc - văn hóa có giá trị tinh thần to lớn: Hồ Gươm, Tháp Rùa, tượng đài Lý Thái Tổ, khu phố cổ, Nhà thờ lớn, bưu điện Hà Nội, chợ Đồng Xuân… Bên cạnh đó, đây cũng là một trong những quận có mật độ hội nhập lớn nhất do bởi là địa điểm lựa chọn của khách du lịch thập phương.


Hoàn Kiếm mang trong mình phong cách ẩm thực của một Hà Nội xưa bình dị nhưng không kém phần sang trọng. Đó là nét đẹp của Ẩm thực đường phố với những món ăn truyền thống rất ngon, những gánh hàng rong với bộ ghế nhỏ nơi phố cổ. Đó là phố Tạ Hiện với điển hình sự hội nhập của “ngã tư quốc tế”, là khu phố của người Hà Nội trẻ như phố Đào Duy Từ hay phố Nhà Thờ, cũng là khu ẩm thực Chợ Đồng Xuân, Ngõ Cấm Chỉ... phục vụ tất tần tật các món, kể cả đồ mặn lẫn ngọt, đồ ăn no hay đồ ăn vặt… Từ các kiểu các thể loại bún, phở, bánh rán, bánh gối bánh tôm, đến đa dạng và phong phú món chè, caramen thập cẩm…
Song bên cạnh việc giữ cho mình một nét rất Hà Nội rất xưa, rất cổ kính ấy thì quận Hoàn Kiếm cũng được xem như là nơi có phong cách ẩm thực hội nhập nhất. Các nhà hàng sang trọng đến từ nhiều quốc gia như Thái, Hàn, Nhật, Ý, các khu mua sắm thương mại lớn (Tràng Tiền Plaza)  với các tiệm ăn fastfood… vẫn có chỗ đứng bên cạnh những quán bún, phở, bánh trái truyền thống.
Thuộc quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Hồ Hoàn Kiếm được coi là hòn ngọc của Thủ đô, hay như du khách nước ngoài gọi là "Lẵng hoa giữa lòng thành phố".
Hồ Hoàn Kiếm
Không chỉ là một nơi hóng gió, dạo mát mà còn gắn liền với đời sống người dân Thủ đô về nhiều phương diện. Đêm giao thừa, người người nô nức du xuân quanh hồ. Xuân về, hồ là nơi gặp gỡ của thiện nam tín nữ đi lễ các đền chùa lân cận. Các đôi uyên ương trong ngày cưới tìm đến bên hồ để chụp ảnh lưu niệm. Hè đến, những buổi chiều oi bức, hồ là địa điểm hóng mát lý tưởng.
Ai đã từng một lần ngắm hồ từ trên cao vào đầu hạ sẽ không khỏi thảng thốt trước bức tranh đầy màu sắc và nên thơ của những cây bằng lăng tím rạng rỡ xen giữa những phượng cháy đỏ rực, những cơm nguội chín vàng. Mùa thu, hồ Hoàn Kiếm không chỉ là một thắng cảnh đẹp với những rặng liễu rủ bên bờ, những tàng cây ngả xuống vòng tay ôm lấy mặt nước hồ biếc xanh màu ngọc lấp lánh nắng vàng mà còn là nơi nhân dân thủ đô lui tới để xem pháo hoa nhân những ngày hội lớn của dân tộc như 19/8 và 2/9.
Kế tiếp, là Đền Ngọc Sơn 
Đảo Ngọc Sơn xưa được gọi là Tượng Nhĩ (tai voi). Vua Lý Thái Tổ dời đô ra Thăng Long đặt tên đảo là Ngọc Tượng và đến đời Trần thì đảo được đổi tên là Ngọc Sơn. Tại đây đã có một ngôi đền được dựng lên để thờ những người anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trong kháng chiến chống quân Nguyên Mông.
Sự kết hợp giữa đền Ngọc Sơn và hồ Hoàn Kiếm đã tạo thành một tổng thể kiến trúc Thiên - Nhân hợp nhất, tạo vẻ đẹp cổ kính, hài hoà, đăng đối cho đền và hồ, gợi nên những cảm giác chan hoà giữa con người và thiên nhiên. Đền và hồ đã trở thành những chứng tích gợi lại những kỷ niệm xưa về lịch sử dân tộc, thức tỉnh niềm tự hào, yêu nước chính đáng cũng như tâm linh, ý thức mỗi người Việt Nam trước sự trường tồn của dân tộc.
ban nha quan Hoan Kiem
Một địa điểm cũng khá nổi tiếng ở Quận Hoàn Kiếm đó là Ô Quang Chưởng
Người ta thường nói Hà Nội có năm cửa ô. Đó là các cửa còn lưu lại địa danh như ô Cầu Giấy, ô Cầu Dền, ô chợ Dừa, ô Đống Mác và ô Quan Chưởng.
Nhưng thực ra tài liệu xưa cho biết vào giữa thế kỷ XVIII, Hà Nội vẫn còn mười sáu cửa ô. Còn hiện nay thì chỉ còn duy nhất một cửa ô Quan Chưởng là còn lưu lại dấu tích.
Ngay tại góc phố nhìn ra cửa ô, còn có hàng bún ốc nổi tiếng của bà Xuân, mà du khách có thể ngồi lại để thưởng thức một món ăn truyền thống của Hà Nội.
Trong khi chờ đợi, nhìn bàn tay thoăn thoắt của bà chủ quán vừa gắp bún, vừa khều ốc, cầm chiếc gáo nhỏ múc nước giấm bỗng, du khách có thể lặng lẽ quan sát từng viên gạch vồ trên tường thành, nơi đã chứng kiến biết bao biến thiên của đất Hà thành.

Nhà Thờ Lớn 
       
Với địa chỉ số 40 nhà Chung, cũng thộc quận Hoàn Kiếm, Nhà Thờ Lớn là một công trình kiến trúc cổ phương Tây đầu tiên ở Hà Nội không thể bỏ qua.

     
Nhà Thờ Lớn trước kia có tên là Nhà Thờ Thánh Guise, nhà thờ được thiết kế theo phong cách kiến trúc trung cổ, thịnh hành trong thế kỷ 12 và thời phục hưng ở Châu Âu. Nhà thờ được làm theo mẫu nhà thờ Đức Bà Paris với những vòm uốn cong, rộng, hướng lên bầu trời với cây thánh giá bằng đá ở trên đỉnh.   
Chính lối kiến trúc cổ Châu Âu trên một đất nước Châu Á là Việt Nam đã tạo nên điều kì thú cho những ai đam mê nghệ thuật kiến trúc và cho những ai thích khám phá nét văn hóa tinh hoa của nhân loại.
Cầu Long Biên.     
Do Pháp xây dựng vào thế kỉ XIX, từng được mệnh danh là một trong bốn cây cầu dài nhất thế giới và là cây cầu tiêu biểu nhất ở Viễn Đông ở thời đó, cho đến nay cây cầu vẫn được sử dụng và là chứng tích lịch sử quý giá của nước ta.

ban nha quan Hoan Kiem
Cầu Long Biên (Ảnh: Internet)
     
Là cây cầu thép bắc qua sông Hồng, cũng như nhiều công trình kiến trúc khác, cầu Long Biên đã chứng kiến biết bao đổi thay của đất nước, chịu sự tàn phá nặng nề của bom đạn trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ ác liệt của dân tộc ta. Cây cầu không những là di tích mà còn là nhân chứng lịch sử quý báu.
     
Cho đến nay vẻ đẹp của cây cầu mặc dù đã mai một đi theo thời gian nhưng nó vẫn đủ sức làm say lòng những người đam mê công trình kiến trúc cổ xưa, tuy chưa chính thức được xếp hạng di tích quốc gia nhưng trong lòng mỗi người dân Hà Nội nói riêng và người dân cả nước nói chung cầu Long Biên từ lâu đã rất xứng đáng là di tích lịch sử văn hóa!
Tag: ban nha Quan Hoan Kiem

0 nhận xét:

Đăng nhận xét