Nghề dịch thuật- vất vả và những khó khăn


Dịch thuật vốn là nghề có thu nhập cao mà là đang là nghề tất yếu trong xã hội.Nhưng không vậy mà nhưng người đang làm nghề này không có những vất vả chênh vênh của nghề

Trong thị trường sách Việt Nam, những cuốn sách dịch luôn chiếm tỉ lệ cao hơn các cuốn sách nội.

Mặt khác, các trang mạng bán sách online,dễ thấy rằng đứng đầu các đơn đặt hàng vẫn luôn là các tác phẩm dịch.

Những năm gần đây, nhiều tác phẩm ăn khách của các tác giả nổi tiếng trên thế giới như Harry Potter, Hỏa ngục... cũng sớm được chuyển ngữ sang tiếng Việt.


Một số vấn đề về chuẩn mực hoá ngôn ngữ-Nhất quán và không nhất quán



Trong vài năm trở lại đây đã có khá nhiều tác phẩm văn học dịch đoạt Giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam như: Đàn hương hình, Khúc hát trái tim, Triệu phú khu ổ chuột...

Bên cạnh những thành tích vẻ vang như trên thì nghề dịch thuật còn tồn tại những “thảm họa dịch thuật”, “dịch loạn”... Thậm chí đã có những cuốn sách bị thu hồi vì lỗi dịch thuật như Bản đồ và vùng đất.

Trong thời đại công nghệ thông tin, những lỗi dịch thuật sớm bị phát hiện và được dư luận đem ra bàn thả, mổ xẻ thẳng thắn trên các trang mạng, diễn đàn...

Có những dịch giả có nhiều tác phẩm thành công nhưng khi gặp đôi ba lỗi dịch thuật, ngay lập tức dịch giả này sẽ bị bạn đọc lên án, gán ghép cho nhiều từ ngữ không hay, từ đó tiếng tăm, uy tín của dịch giả cũng bị lu mờ….

Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên, Chủ tịch Hội Nhà văn HN khẳng định: “Trong lĩnh vực dịch thuật văn học không thể đo đếm chuyện dịch sai, dịch đúng mà quan trọng là dịch hay, dịch dở”. Vậy nên trong dịch thuật thì không thể tránh khỏi việc sai sót được.

Từ những lời nói trên ta phải hiểu và thông cảm cho dịch giả,những người đang làm nghề dịch thuật.Chứ không phải vì con sâu làm rầu nồi canh mà làm dịch thuật ngày càng đi xuống.

Những thủ tục trong dịch thuật hợp đồng kinh tế cho khách hàng

Trong kinh doanh điều người ta kỵ nhất là những bản hợp đồng không đầy đủ và chính xác dễ bị bóc mẽ nếu 2 bên kiện tụng.Vì vậy  dịch thuật công chứng ra đời để đáp ứng nhu cầu ký kết hợp đồng thương mại cho doanh nghiệp được minh bạch và chính xác hơn.

dich thuat cong chung hop dong kinh te

Về hình thức hợp đồng kinh tế, hiện nay pháp luật không quy định bắt buộc phải công chứng, chứng thực. Tuy nhiên Luật Công chứng quy định: Công chứng là việc công chứng viên chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch khác bằng văn bản mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng. Do vậy khi làm hợp đồng kinh tế các bên có thể công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật. 
Thủ tục công chứng hợp đồng như sau: 
- Người yêu cầu công chứng nộp một bộ hồ sơ yêu cầu công chứng, gồm các giấy tờ sau đây: 
+ Phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch theo mẫu; 
+ Dự thảo hợp đồng kinh tế (nếu có); 
+ Bản sao giấy tờ tuỳ thân, giấy tờ về pháp nhân; 
+ Bản sao giấy tờ về đối tượng hợp đồng; 
+ Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có. 

dich thuat uy tin chuyen nghiep

Bản sao như nêu trên là bản chụp, bản in, bản đánh máy hoặc bản đánh máy vi tính nhưng phải có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính và không phải có chứng thực. Khi nộp bản sao thì người yêu cầu công chứng phải xuất trình bản chính để đối chiếu. 
- Công chứng viên tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng. Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật thì thụ lý, ghi vào sổ công chứng. 
- Trong trường hợp có căn cứ cho rằng trong hồ sơ yêu cầu công chứng có vấn đề chưa rõ, việc giao kết hợp đồng, giao dịch có dấu hiệu bị đe doạ, cưỡng ép, có sự nghi ngờ về năng lực hành vi dân sự của người yêu cầu công chứng hoặc có sự nghi ngờ đối tượng của hợp đồng, giao dịch là không có thật thì công chứng viên đề nghị người yêu cầu công chứng làm rõ hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định; trường hợp không làm rõ được thì có quyền từ chối công chứng. 
- Công chứng viên kiểm tra dự thảo hợp đồng, giao dịch; nếu trong dự thảo hợp đồng, giao dịch có điều khoản vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội, đối tượng của hợp đồng, giao dịch không phù hợp với thực tế thì công chứng viên phải chỉ rõ cho người yêu cầu công chứng để sửa chữa. Trường hợp người yêu cầu công chứng không sửa chữa thì công chứng viên có quyền từ chối công chứng. 
- Các bên tự đọc lại dự thảo hợp đồng, giao dịch hoặc công chứng viên đọc cho người yêu cầu công chứng nghe. Trường hợp người yêu cầu công chứng đồng ý toàn bộ nội dung trong dự thảo hợp đồng, giao dịch thì ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch. Người yêu cầu công chứng phải ký vào văn bản công chứng trước mặt công chứng viên. 
- Công chứng viên ghi lời chứng; ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch. 

Dịch thực và công chứng bản dịch chất lượng


Dịch thuat và công chứng bản dịch chất lượng từ công ty Tuấn Dung chúng tôi là tốt nhất,có giá trị cạnh tranh trên thị trường.Đến với dịch thuật của công ty chúng tôi bạn sẽ phải ngạc nhiên khi thấy đội ngũ nhân viên năng động thân thiện trong công việc cũng như giao tiếp với khách hàng.

Bạn có biết, biết chút ngoại ngữ là có thể dịch được nhưng không phải ai cũng có thể dịch công chứng không? Biết ngoại ngữ là dịch được, điều này không sai nhưng ít ai biết rằng dịch có năm, bẩy kiểu dịch khác nhau. Dịch để mà có một "bản dịch" thì có lẽ không khó, "dễ ợt" như nhiều người nói, nhưng không biết rằng bản dịch ấy có được việc cho mình hay không mới là điều quan trọng. Vì thế mới có trường hợp nhiều người giở khóc giở cười với bản dịch "dễ ợt" đấy. Chỉ tới khi đi giao dịch, hồ sơ bị nơi tiếp nhận trả lại, phải đi dịch lại từ đầu, người ta mới biết đâu là một bản dịch chất lượng. Đối với chúng tôi, bản dịch công chứng phải là bản dịch chính xác, chất lượng để được việc giao dịch cho khách hàng. Với kinh nghiệm dịch công chứng hàng chục năm của chúng tôi, ngoài kiến thức giỏi về ngoại ngữ chỉ là điều kiện cần cho một bản dịch tốt, người dịch còn cần phải am hiểu lĩnh vực chuyên ngành dịch, có tính cẩn trọng và trách nhiệm nghề nghiệp cao là điều kiện đủ để có một bản dịch tốt, chất lượng. Điều này đòi hỏi phải có sự rèn luyện, tích lũy kinh nghiệm và ý thức nghề nghiệp mà chúng tôi gọi là lòng tự trọng nghề nghiệp. Nếu thiếu những điều kiện đủ trên thì khó lòng có thể có một bản dịch tốt. Do đó nhiều người có thể dịch được nhưng chỉ ai hội đủ cả những điều kiện cần và đủ trên mới có thể cho một bản dịch tốt, một bản dịch công chứng. Ít nhất đấy là kinh nghiệm thực tiễn của chúng tôi, cũng là điều đang được áp dụng và tỏ rõ tính hiệu quả tại Văn phòng Dịch thuật VHD.

Bạn có biết, dịch công chứng cũng có năm bảy kiểu để khách hàng lựa chọn không? Dịch công chứng tuy là một dịch vụ "công" cung cấp cho người dân, tưởng là như nhau ở mọi nơi, nhưng trên thực tiễn có rất nhiều kiểu dịch công chứng khác nhau, vì đây là một dịch vụ được cung cấp trên cơ sở một quy trình dịch công chứng gồm nhiều công đoạn và công việc. Tùy theo trình độ ngoại ngữ, kiến thức chuyên ngành, kinh nghiệm dịch công chứng của đội ngũ người dịch, tùy theo mục tiêu hoạt động và tính chuyên nghiệp của đơn vị cung cấp dịch vụ dịch công chứng, tùy theo vị trí địa lý và điều kiện cơ sở vật chất cung cấp dịch vụ, tùy theo cách tổ chức và nơi chứng thực bản dịch v.v. mà trên thực tiễn dịch vụ dịch công chứng thật nhiều kiểu, từ chụp dựt đến chuyên nghiệp lâu dài, từ chặt chém, bắt chẹt khách hàng đến phục vụ hơn thượng đế, từ vô trách nhiệm, "bỏ của chạy lấy người" đến đề cao trách nhiệm xã hội, cam kết bảo hành, từ tân binh, sinh viên mới ra trường đến giáo sư, lão làng dịch thuật, từ "rẻ hơn bèo" đến "tiền nào của nấy", từ hẹn 5 ngày đến "chờ lấy ngay", từ bát nháo đến tôn vinh ý thức trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp, từ "cò chợ giời", quán nước đến văn phòng chuyên nghiệp, từ tùy tiện đến quy trình kiểm soát chất lượng, từ chui lủi đến đàng hoàng công khai, từ bản dịch ngoại thành đến thương hiệu nội thành v.v. và v.v. và khách hàng là người sung sướng nhất vì họ được tự do lựa chọn nơi cung cấp dịch vụ đáp ứng tốt nhất yêu cầu của họ về chất lượng, thời gian, giá cả, dịch vụ hay v.v.

Những người có khả năng nói được nhiều tiếng ngoại ngữ trên thế giới

Bạn có biết có những người có thể nói sành sỏi hơn 20 thứ tiếng khác nhau trên thế giới không? Họ có những biệt tài từ đâu ra ? chăm chỉ ,tài năng hay là bẩm sinh!Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu những siêu nhân ấy nhé

Ông Gillon (54 tuổi) chỉ có thể nói trôi chảy 8 ngôn ngữ là tiếng Bồ Đào Nha, Thái Lan, Nga, Ba Lan, Hà Lan, Đan Mạch, Na Uy, Bulgaria và tiếng Trung Quốc. 10 ngôn ngữ còn lại ông chỉ có khả năng đàm thoại thông thường.  Gillon có thể được xem là một trường hợp đặc biệt. Ông Gillon chủ yếu là tự học, và tình yêu với ngôn ngữ bắt đầu một cách tình cờ. Ông nói rằng, mình làm quen với tiếng Pháp và Latin lần đầu tiên khi 11 tuổi. Sau đó, ông học tiếng Pháp và tiếng Đức theo khóa học tự chọn khi đang theo học ngành kỹ sư điện tử. Thời gian ở Pháp là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời của Gillon. Trong khi đang thiết kế hệ thống nghe nhìn cho một du thuyền, Gillon được làm quen với tiếng Italia. Công việc tiếp theo của Gillon đưa ông vòng quanh thế giới và nhờ thế, ông nhanh chóng nắm bắt tiếng Đức, Tây Ban Nha, Ba Lan, Bồ Đào Nha và Thụy Điển. Ông cho biết, lúc đó mình sử dụng 6 ngôn ngữ mỗi ngày trong 10 năm. Công việc hiện tại của Gillon là giám sát bản dịch của các bộ phim Hollywood.

 Tiếp theo là Matt Withers (32 tuổi) có thể nói tiếng Đức, Bồ Đào Nha, Luxembourg, Pháp và xứ Wales. Khả năng ngoại ngữ tuyệt vời của anh không bắt nguồn từ công việc phải đi nhiều quốc gia, mà là do niềm đam mê. Nhưng thay vì tự học, Matt đã đăng ký một loạt chương trình học ngoại ngữ. “Khi tôi sống ở Đức, tôi ở cùng nhà với 3 người Brazil, nên tôi tham gia một khóa học tiếng Bồ Đào Nha buổi tối để trò chuyện với họ. Thật thú vị khi học tiếng Bồ Đào Nha qua phương tiện truyền hình của Đức”, anh cười nói.“Vài năm trước, tôi từng sống ở Wales và làm việc cùng những người nói tiếng Wales, do đó tôi tiếp tục học được tiếng xứ Wales”.

Một người siêu ngoại ngữ khác là chàng sinh viên Alex Rawlings ở Anh với khả năng nói thành thạo 11 ngôn ngữ. Sinh viên năm cuối 20 tuổi của trường đại học Oxford này có thể nói tiếng Anh, Hy Lạp, Đức, Tây Ban Nha, Nga, Hà Lan, Hà Lan-Nam Phi, Pháp, tiếng Do Thái, Catalan và Italia
Không chỉ có những nguowig lớn tuổi. Ở tuổi 16, Timothy Doner đã đạt kỷ lục là người biết nhiều thứ tiếng nhất trên thế giới.

Timothy Doner có thể nói tới 23 thứ tiếng ngay khi tốt nghiệp phổ thông - một khả năng đáng kinh ngạc.
Lần đầu tiên Doner thấy quan tâm tới ngôn ngữ là khi đang học tiếng Do Thái để chuẩn bị cho nghi lễ bar mitzvah (nghi lễ dành cho các cậu bé Do Thái đến tuổi 13). Sau đó, Doner đã chuyển sang học tiếng Ả rập và chỉ mất đúng 1 tuần để đọc hiểu thông thạo.
Timothy Doner Bằng cách tự học trong các kì nghỉ hè và cuối tuần, cậu đã thành thạo tiếng Do Thái, Ả Rập, Nga, Ý, tiếng Ba Tư và tiếng Swahili trong số nhiều ngôn ngữ khác.
Phương pháp học của Timothy là nói chuyện với những lái xe taxi ở New York, giao tiếp với những người khác ở nhà hàng và kết nối với mọi người khắp thế giới qua email và Skype. Ngoài ra, cậu còn thường xuyên ghi lại những video riêng mình mỗi lần cậu thành thạo một ngôn ngữ mới. Gần đây cậu đã đăng tải 11 video lên YouTube cho thấy khả năng nói tiếng Hindi.
Người biết nhiều thứ tiếng nhất thế giới đó là anh Willy Melnikov-Storkvist, cộng sự viên khoa học của Viện Vi trùng học trực thuộc Viện Hàn lâm Y học Liên bang Nga (ảnh), người duy nhất trên hành tinh có thể sử dụng thành thạo tới... 104 thứ tiếng khác nhau.
Điều đáng nói hơn nữa là anh còn có thể sáng tác thơ từ những ngôn ngữ đã biết, kết hợp nhuần nhuyễn mọi nguồn gốc từ ngữ khác biệt. Ngay từ khi mới lên 4 tuổi Willy đã có sở thích sưu tập các loài bướm và ghi nhớ tên của chúng theo tiếng Latin.
Gần ba thập niên trước anh tham chiến ở Afghanistan, bị mảnh đạn gây chấn thương não khiến Willy bất tỉnh trong khoảng 20 phút. Ba năm kế tiếp sau khi giải ngũ là những cơn nhức đầu dữ dội, bù lại anh lại có khả năng tiếp thu ngôn ngữ mới cực nhanh. Chỉ tính riêng 11 năm trở lại đây Willy đã biết thêm 11 ngoại ngữ khác, trung bình mỗi năm học xong một thứ tiếng.
Ngoài ra W.Melnikov-Storkvist thừa nhận rằng, thậm chí nhiều khi anh hiểu những điều chứa đựng trong một văn bản, mà không cần biết đó là dạng chữ viết nào.
Lịch sử ghi nhận khả năng tương tự từng có ở nhà khảo cổ học  người Anh nổi tiếng John Evans (1823-1908), người đã giải mã thành công tới 80% kho văn tự của sắc dân Sumer cổ vốn tuyệt chủng từ lâu. Được biết đại diện chi nhánh Sách Kỷ lục Guinness tại Moskva đã ghi nhận trường hợp của Willy Melnikov-Storkvist - người biết nhiêù thứ tiếng nhất thế giới

Trên đây là một số tấm gương biết nhiều ngoại ngữ nhất trê thế giới. Hy vọng nó sẽ khơi dậy niềm đam mê ngôn ngữ trong bạn để có thể mở cửa tưowng lai.

Những câu chuyện về dịch thuật...

Trong ngành dịch thuật hiện nay tồn tại những thực trạng rất đáng lo ngại của dịch giả.Họ không thân tâm với nghề,dịch sai là chuyện hiển nhiên.Lối dịch đối phó càng ngày càng nhiều.Sau đây chúng ta cùng xem ông Vũ Khoan nói gì về dịch thuật nhé!

Ông Vũ Khoan nói về nghề dịch thuật:

Nếu nguyên tác là một tuyệt tác của văn chương nhân loại cổ kim, mà bản dịch lại là một thứ văn viết dở đến nỗi chẳng ai buồn đọc, thì không có cách gì nói rằng đó là một bản dịch “trung thành” được, dù nó có công phu đến đâu, có theo sát nguyên tác đến đâu chăng nữa.



Ở nước ta có một học giả chuyên về văn học Trung Quốc là GS. Trương Chính, đã từng dịch thuật nhiều tác phẩm của Lỗ Tấn, có nói một câu chí lý về phương pháp dịch thuật. Thay vì nhắc lại ba tiêu chuẩn tín, đạt, nhã mà ông thuộc hơn bất kỳ ai, ông viết: Cách tốt nhất để dịch thuật cho đúng và cho hay một câu tiếng nước ngoài sang tiếng Việt là thử hình dung xem trong một hoàn cảnh tương tự người Việt sẽ nói như thế nào, viết như thế nào.
Theo tôi, câu nói này tóm tắt được một cách hết sức chính xác tất cả cái công việc phức tạp và khó khăn mà người dịch thuật phải thực hiện cho được.
Hồi chúng tôi dịch thuật Chiến tranh và Hòa bình của L. Tolstoy, bản tiếng Pháp đầu tiên mà chúng tôi dùng để tham khảo là bản dịch của Henri Mongault, bản có tiếng nhất và được tái bản nhiều lần nhất ở Pháp. Nhưng khi chúng tôi đọc lời nói đầu của dịch giả, chúng tôi đâm nghi, vì những lời chê bai quá nặng nề của Mongault đối với tác giả, người mà cả thế giới tôn sùng như một đại văn hào. Mongault nói rằng “Tolstoy không biết cách viết văn”, rằng “Chiến tranh và Hòa bình giống như một con gấu mới đẻ chưa được mẹ nó liếm cho sạch (un ours mal léché)”, “có quá nhiều chỗ viết lủng củng, văn bất thành cú”, cho nên “người dịch buộc lòng phải sửa lại nhiều câu, nhiều đoạn, và thậm chí phải bỏ hẳn những đoạn không thể nào chấp nhận được”.
Dịch giả ấy quên mất rằng cái mà công chúng độc giả cần là đọc Tolstoy, chứ không phải đọc H. Mongault, dù dịch giả này viết văn hay hơn Tolstoy đến đâu chăng nữa, và những lời chê bai của ông có chính xác đến đâu chăng nữa, thì đó cũng không phải là việc của ông ta. Việc của ông ta làdịch thuật cho trung thành, có thế thôi. Nếu đã thấy Tolstoy chưa biết viết văn, thì đừng dịch thuật Tolstoy nữa, cho nó đỡ phí công.
Về sau chúng tôi tìm được một bản dịch tiếng Pháp tốt hơn nhiều, của một dịch giả người Nga, Elizabeth Guertik, cũng được một nhà xuất bản lớn của Pháp ấn hành. Đối chiếu hai bản dịch, chúng tôi thấy bản sau không sửa hay bỏ đoạn nào, cũng không thấy có đoạn nào cho thấy tác giả “không biết viết văn”. Riêng có đoạn sau đây đáng cho chúng ta suy ngẫm về cách dịch.

Trong thiên nói về trận Borodino có đoạn tả một đoàn xe chở thương binh từ tiền tuyến về, trong đoàn xe có một lão đánh xe tên là Tit (chép đúng chính tả tiếng Nga hay tiếng Pháp cũng thế). Những người đánh xe khác trong đoàn tải thương cứ gọi tên ông Tít lên mà trêu đùa. Nguyên bản tiếng Nga là :
– Tít ! Ê Tit, stupaj molotit’! (và sau đó cả đoàn xe cười phá lên)
Bản tiếng Pháp của H. Mongault dịch đúng nghĩa của câu tiếng Nga là:
– Tit ! Eh Tit, vas battre le blé! (= Tit ơi! Hãy đi mà đập lúa đi!)
Bản tiếng Pháp của E. Guertik dịch khác hẳn nguyên bản:
- Tit ! Eh Tit, vas voir ta petite! (= Tít ơi! Hãy đi thăm bồ nhí đi)
Tại sao có sự khác nhau này trong cách dịch của hai dịch giả?
 Nếu dịch như H. Mongault thì câu tiếng Pháp chuyển đạt hoàn toàn đúng nghĩa của câu tiếng Nga. Vậy thì tại sao E. Guertik lại dịch khác đi như vậy? Câu trả lời chẳng có gì khó tìm, nếu chú ý đến tiếng cười rộ của cả đoàn xe. Vậy họ cười vì cái gì ? Vì sự trùng lặp (ngẫu nhiên) giữa cái tên của ông Tít và âm tiết cuối (có trọng âm) của chữ molotit’. Dịch giả Nga có quan tâm đến chi tiết này, trong khi dịch giả Pháp thì không.
Nhưng nếu không có cái chi tiết tưởng như vụn vặt ấy, thì làm sao cắt nghĩa được tiếng cười rộ lên trong đoàn xe tải thương? Bản dịch của E. Guertik hơn bản của Mongault chính là ở chỗ như vậy.
Cho nên chúng tôi đã bắt chước cách làm của bản Guertik, đi tìm một từ đồng âm với Tít, chứ không thấy cần dịch đúng nghĩa câu stupai molotit’ trong tiếng Nga như Mongault đã làm. Trước người dịch thuật có khi có những trường hợp phải chọn một trong hai cách dịch: hy sinh cái gì không cần thiết để giữ lại cái gì cần thiết hơn.
Ở đây, noi theo gương của Guertik, chúng tôi đã dịch câu trên bằng câu:
- Ông Tít! Ông Tít ơi, mắt ông nhắm tít!
Ngay như câu Traduttore – traditore vừa dẫn ở đầu bài này (gồm hai danh từ) ta cũng thấy người Pháp khi dịch đã phải chuyển thành hai vị từ (verbes): Traduire, c’est trahir để giữ lại phần hình thức (phép hiệp vần): nếu người Ý muốn cho -ore hiệp vần với –ore, thì người Pháp cũng muốn cho -uire hiệp vần với -ir: ở đây đặc trưng ngữ pháp (từ loại) bị hy sinh cho phép hiệp vần.
Tóm lại, dịch thì dịch nhưng các dịch giả vừa phải bám vào nội dung nhưng cũng đừng quên đi cái giá trị nghệ thuật của nguyên tác, bởi bản dịch dù có sát nghĩa đến đâu chăng nữa mà ngôn từ, nhịp điệu lại khô khan dở tệ thì chẳng khác nào là thứ bỏ đi. 

Bạn biết gì về nghề dịch thuật


Dịch thuật vốn là nghề làm ăn có lãi rất nhiều ở Việt Nam,nhu cầu ngày càng cao khiến nghề dịch thuật ngoài những cái có được còn rất nhiều chênh vênh.

Trong thị trường sách Việt Nam, những cuốn sách dịch luôn chiếm tỉ lệ cao hơn các cuốn sách nội.

Mặt khác, các trang mạng bán sách online,dễ thấy rằng đứng đầu các đơn đặt hàng vẫn luôn là các tác phẩm dịch.

Những năm gần đây, nhiều tác phẩm ăn khách của các tác giả nổi tiếng trên thế giới như Harry Potter, Hỏa ngục... cũng sớm được chuyển ngữ sang tiếng Việt.


Một số vấn đề về chuẩn mực hoá ngôn ngữ-Nhất quán và không nhất quán



Trong vài năm trở lại đây đã có khá nhiều tác phẩm văn học dịch đoạt Giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam như: Đàn hương hình, Khúc hát trái tim, Triệu phú khu ổ chuột...

Bên cạnh những thành tích vẻ vang như trên thì nghề dịch thuật còn tồn tại những “thảm họa dịch thuật”, “dịch loạn”... Thậm chí đã có những cuốn sách bị thu hồi vì lỗi dịch thuật như Bản đồ và vùng đất.

Trong thời đại công nghệ thông tin, những lỗi dịch thuật sớm bị phát hiện và được dư luận đem ra bàn thả, mổ xẻ thẳng thắn trên các trang mạng, diễn đàn...

Có những dịch giả có nhiều tác phẩm thành công nhưng khi gặp đôi ba lỗi dịch thuật, ngay lập tức dịch giả này sẽ bị bạn đọc lên án, gán ghép cho nhiều từ ngữ không hay, từ đó tiếng tăm, uy tín của dịch giả cũng bị lu mờ….

Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên, Chủ tịch Hội Nhà văn HN khẳng định: “Trong lĩnh vực dịch thuật văn học không thể đo đếm chuyện dịch sai, dịch đúng mà quan trọng là dịch hay, dịch dở”. Vậy nên trong dịch thuật thì không thể tránh khỏi việc sai sót được.

Thấu hiều được những “ lỗi lầm” này của các tác giả thì bạn đọc nên thông cảm và bỏ qua cho họ. Đừng vì” con sâu làm rầu nồi canh” làm cho tình trạng dịch thuật của nước ta ngày càng đi vào con đường bế tắt.

Nhiều vấn đề đáng quan tâm trong dịch vụ dịch thuật văn học hiện nay

Dịch vụ dich thuat văn học đã xuất hiện từ rất lâu và  trở nên quen thuộc đối với các đọc giả ở Việt Nam. Nó chính là chiếc cầu nối giữa những tinh hoa văn học của những nền văn hóa khác nhau. Ở nước ta, có rất nhiều tác phẩm văn chương, tiểu thuyết văn học kinh điển có tầm quan trọng của nhân loại được dịch ra và du nhập vào nước ta.
Thế nhưng một điều đáng buồn và đáng báo động hiện nay là đạo đức cũng như trình độ của những dịch giả đang ngày càng xuống cấp. Họ dịch sai sót rất nhiều cả về ý nghĩa cũng như câu từ , gây nên tình trạng lo ngại, hoang mang đối với người đọc trong dịch thuật văn học nói riêng và dịch vụ dịch thuật khác nói chung.

 dich thuat

Đại đa số những tác phẩm văn học kinh điển của nhân loại đều nhanh chóng xuất hiện trong hình hài tiếng Việt thông qua con đường dịch vụ dịch thuật.
Nhưng phần lớn trong số đó cũng chỉ dừng lại ở mức đọc tham khảo chứ chưa phản ánh hết ý nghĩa của tác phẩm gốc.
Điều này có từ đâu ?, trước tiên đó là vấn đề trình độ của dịch vụ dịch thuật văn học.
Những dịch thuật viên hay dịch giả viên hoặc là không đủ trình độ, hoặc là quá sơ sài trong việc phân tích ngữ pháp, ngữ cảnh của tác phẩm gốc.
Dẫn tới những hạt sạn không đáng có trong bản dịch của mình. 
Tuy rằng sự khác biệt cả về thời gian và địa lý là rào cản không nhỏ trong việc thẩm thấu văn hóa văn chương của từng quốc gia.
Thế nhưng cần phải sai sót trong mức chấp nhận được chứ không thể quy hết trách nhiệm cho những yếu tố khách quan đó như những gì mà các dịch vụ dịch thuật hiện nay đang làm.
Sự thờ ơ và lơ là của những nhà xuất bản trong việc cấp chứng nhận và phát hành những tác phẩm này mà không kiểm định chất lượng của dịch vụ dịch thuật so với tác phẩm gốc.
Ngành dịch thuật với những dịch vụ dịch thuật khác nhau không chỉ riêng lĩnh vực văn học cần phải có sự chuyển đổi mạnh mẽ cả về chất lượng lẫn con người. Cần đảm bảo đúng thời gian, tiến độ cũng như chất lượng trong mỗi bản dịch.

Thực trạng dịch vụ dịch thuật hiện nay

Dịch vụ dich thuat văn học đã xuất hiện từ rất lâu và  trở nên quen thuộc đối với các đọc giả ở Việt Nam.Nó là cầu nối giữa những văn hóa nhân loại của các nước du nhập vào nước ta.


Thế nhưng vẫn còn những lo ngại về trình độ , lương tâm của người dịch thuật.thực trạng ở đây là những bản dịch vẫn chưa chuẩn xác chưa mang đến sát thực cho người dùng.

 dich thuat

Đại đa số những tác phẩm văn học kinh điển của nhân loại đều nhanh chóng xuất hiện trong hình hài tiếng Việt thông qua con đường dịch vụ dịch thuật.
Nhưng phần lớn trong số đó cũng chỉ dừng lại ở mức đọc tham khảo chứ chưa phản ánh hết ý nghĩa của tác phẩm gốc.
Điều này có từ đâu ?, trước tiên đó là vấn đề trình độ của dịch vụ dịch thuật văn học.
Những dịch thuật viên hay dịch giả viên hoặc là không đủ trình độ, hoặc là quá sơ sài trong việc phân tích ngữ pháp, ngữ cảnh của tác phẩm gốc.
Dẫn tới những hạt sạn không đáng có trong bản dịch của mình. 
Tuy rằng sự khác biệt cả về thời gian và địa lý là rào cản không nhỏ trong việc thẩm thấu văn hóa văn chương của từng quốc gia.

Dịch vụ dịch thuật mang lại lợi ích như thế nào?

Trong thế giới kinh doanh đa quốc gia, giao tiếp là chìa khóa thành công. Doanh nghiệp hợp tác quốc tế, thường xuyên giao dịch với các khách hàng nước ngoài, đàm phán có mang lại hiệu quả tốt hay không phụ thuộc nhiều vào khả năng của dịch thuật viên.

Việc sử dụng nhân viên của chính công ty thường đem lại rủi ro cao do trình độ ngoại ngữ không đủ để truyền đạt ý tưởng cho việc đàm phán.

Một công ty dịch thuật chuyên nghiệp sẽ là sự lựa chọn sáng suốt. Vậy dịch vụ dịch thuật mang lại lợi ích như thế nào cho doanh nghiệp?

So sánh tương quan giữa lợi ích mang lại và chi phí bỏ qua khi sử dụng công ty dịch thuật uy tín, ta có:

 - Chất lượng công việc: khi sử dụng nhân viên nội bộ có khả năng biết 2 thứ tiếng để dịch thuật thì công việc có thể được hoàn thành nhưng chất lượng và tính hợp lý của bản dịch thì không thể tốt được. Người dịch chỉ hiểu cả 2 thứ tiếng một cách cơ bản thì không thể dịch một khối lượng thông tin lớn với chất lượng tốt nhất và đúng ngữ cảnh.

 - Trong khi đó, dịch vụ dịch thuật chuyên nghiệp sẽ cung cấp cho bạn dịch thuật viên chuyên về lĩnh vực cần dịch, bản dịch sẽ được xem xét và chỉnh sửa bởi các chuyên gia chuyên ngành để giảm rủi ro về hiểu sai nội dung và dịch sai thông tin.

 - Cung cấp dịch thuật chuyên ngành: Nếu bản dịch có sử dụng các thuật ngữ kỹ thuật, đội ngũ dịch thuật trong các lĩnh vực khác nhau sẽ đảm nhận vai trò để đảm bảo chất lượng bản dịch, truyền tải đúng thông tin. Trong khi đó, nhân viên công ty có thể sẽ gặp khó khăn trong việc dịch thuật nội dung thông tin có tính chuyên sâu về kỹ thuật.

 - Đáp ứng nhu cầu phát triển cùng doanh nghiệp: Nhân viên dịch thuật nội bộ thường hay gặp khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển của công ty. Điều này có thể dẫn đến trễ tiến độ và sai sót.

Với công ty dịch thuât chuyên nghiệp thì đây không phải là vấn đề lớn, họ có thể đảm bảo cho công việc được thực hiện đúng như yêu cầu của riêng bạn và có thể thay đổi linh hoạt khi có yêu cầu.

Những lợi ích mà dịch vụ dịch thuật mang lại là không hề nhỏ, giúp doanh nghiệp đảm bảo sự thống nhất trong thuật ngữ sử dụng và trong quá trình trao đổi thông tin với khách hàng.

Lợi ích vô hình mang lại còn lớn hơn lợi ích hữu hình. Đó là: xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp của công ty trước đối tác. Qua đó, sẽ giữ được mối quan hệ lâu dài cho cả hai bên.

Kỹ năng biên dịch trong dịch thuật chuyên nghiệp

Trong dịch thuật chuyên nghiệp bao gồm có cả biên dịch và phiên dịch. Hai vấn đề liên quan rất chăt chẽ của ngôn ngữ trong lĩnh vực dịch thuật. Vậy bạn đã hiểu gì về biên dịch và các kỹ năng cần thiết cho lĩnh vực này.

Biên dịch là tập hợp các kĩ năng gồm năng lực ngoại ngữ, kiến thức chuyên môn, năng lực tra cứu và năng lực biên dịch.

Trong công việc dịch thuật này, cần sử dụng thành thạo cả 4 kĩ năng trên đưa vào một bản dịch. Để có thể dịch tốt thì cần phải rèn luyện cả bốn kĩ năng này bao gồm:

Năng lực ngoại ngữ: Quan trọng nhất, là cái cốt lõi để diễn đạt đầy đủ và chính xác ý nghĩa trong bản gốc. Do đó, năng lực ngoại ngữ cần phải chuẩn xác, không dịch theo cảm tính.

Kiến thức chuyên môn: là khả năng sử dụng từ vựng trong mọi lĩnh vực khi chuyển ngữ.
Ví dụ, từ tiếng Anh đơn giản là Administration. Có thể có rất nhiều cách dịch có thể mang lại ý nghĩa cho từ này như là chính trị, văn phòng, hành chính...Nhưng trong lĩnh vực Y học thì lại dịch là “liều (lượng)”. Nếu không có kiến thức chuyên môn về y học thì không thể dịch được ngay.

Năng lực tra cứu:

Tùy theo cách tra cứu mà có thể nắm được thông tin cần tìm một cách nhanh nhất, và việc thiếu kiến thức cũng có thể  bù đắp được phần nhiều. Trong dịch thuật thực tế, việc nâng cao năng lực tra cứu, ngày càng trở nên cần thiết.

Cho dù năng lực chuyên môn có giỏi thế nào đi chăng nữa thì khi dịch nhất định cũng có những từ không biết. Vì thế năng lực tra cứu rất quan trọng. Ngoài những từ tra trên từ điển thì còn có thể nắm được thông tin nhanh chóng bằng việc tra cứu Internet.

Năng lực biên dịch: Bạn đọc chính xác văn bản gốc, nhưng cũng phải có khả năng diễn đạt, cần thận lựa chọn ngôn từ, ngữ điệu sao cho bản dịch chính xác, gãy gọn, cho nên khả năng am hiểu nền văn hóa của các nước là một lợi thế.

Cho dù là dịch từ tiếng Nhật sang tiếng Anh hoặc từ tiếng Anh sang tiếng Nhật thì điều cần thiết là phải trung thực với bản gốc và rèn luyện kĩ năng biên dịch để bản dịch có nội dung tự nhiên và dễ hiểu nhất.

Trở thành biên dịch viên giỏi hay không?có kĩ năng tốt hay kém là tùy thuộc vào kinh nghiệm và kiến thức tổng hợp của từng người. Vì vậy, bạn hãy nâng cao năng lực và trao dồi kinh nghiệm, kỹ năng để tiến xa hơn trên con đường dịch thuật chuyên nghiệp nhé.

5 bước tiến đến con đường dịch thuật chuyên nghiệp

Việc sử dụng thành thạo ngôn ngữ khác nghĩa là có thể hiểu, nói, đọc, và viết bằng ngôn ngữ đó ở cấp độ một người bản ngữ học.

Tuy nhiên, trong dịch thuật, sử dụng thành thạo chỉ là bước đầu tiên trong việc trở thành một dịch giả chuyên nghiệp hoặc thông dịch viên. Giống như bất kỳ ngành nghề khác, nó đòi hỏi thực tế, kinh nghiệm và đào tạo.

Không có một con đường duy nhất dẫn tới thành công, nhưng 5 bước dưới đây sẽ là một số hướng dẫn tốt để có thể đi theo con đường dich thuật chuyên nghiệp cho sinh viên.

 - Bước 1: Nhận chứng nhận.

Văn bằng tốt nghiệp và cấp giấy chứng nhận chương trình trong bản dịch cung cấp một nền tảng tuyệt vời trong các kỹ năng cần thiết cho biên dịch và phiên dịch. Bạn sẽ được đào tạo các kỹ năng cần thiết để dịch hay giải thích một cách chuyên nghiệp.

 - Bước 2: Thử nghiệm

Hãy tham gia vào các chương trình kiểm tra trình độ thông thạo ngoại ngữ để đánh giá thiếu sót cho bản thân, đồng thời học hỏi thêm và lấp đầy những thiếu sót.

 - Bước 3: Tăng kinh nghiệm:

Đi làm để có kinh nghiệm là yếu tố quan trọng. Phải bắt đầu làm thực tập hoặc làm các công việc liên quan đến dịch thuật. Tìm kiếm cơ hội để thực hiện dịch hoặc biên dịch tại các công ty dịch thuật, các tòa soan báo, hoặc tham gia công tác viên dịch thuật online. Điều này rất quan trọng, với kinh nghiệm có được ,bạn sẽ có một bản CV  hoàn chỉnh  sau này cho buổi phỏng vấn.

 - Bước 4: Tiếp thị bản thân:

Sau khi nhận được thông tin và một số kinh nghiệm, đó là thời gian để tiếp thị bản thân tới các công ty luật, trạm cảnh sát, bệnh viện, cơ quan chính phủ, và các cơ quan ngôn ngữ mà có thể cần biên phiên dịch trong khu vực của bạn.

Một cách tuyệt vời để tiếp thị bản thân là để bắt đầu một trang web hoặc blog và tham gia cộng đồng tích cực của các chuyên gia ngôn ngữ trực tuyến. Ngoài ra, hãy chắc chắn rằng sơ yếu lý lịch rõ ràng và hội tụ đủ phẩm chất.

 - Bước 5: Tiếp tục học tập

Khi bạn tiến bộ đến bậc dịch thuật viên, bạn sẽ phải không ngừng học hỏi. Hãy tự đặt ra những câu hỏi để hoàn thiện kỹ năng cho mình. Dịch thuật chuyên nghiệp luôn hướng theo một xu thế phát triển lâu dài, đòi hỏi bạn phải tiến bộ không ngừng. Chính vì vậy, học tập là con đường duy nhất để hoàn thiện bản thân.

Kỹ năng dịch thuật cần biết cho người mới đi làm.

Chập chững bước vào doanh nghiệp, ngoài những kiến thức được học ở trường thì kỹ năng nghề nghiệp rất quan trọng cho người mới đi làm.

Đối với ngành dịch thuật mà nói, việc tích lũy kinh nghiệm, kỹ năng học hỏi và phát triển bản thân rất cần thiết.

Để dịch được một tài liệu chuyên nghành thì điều đầu tiên bạn phải hiểu, phải biết nhiều văn phong khác nhau khi dịch từ ngôn nữ này sang ngôn ngữ khác.

Dịch thuật không chỉ đơn giản là chuyển ngữ mà bạn phải lựa chọn cẩn thận các ngôn từ và ngữ điệu để mỗi bản dịch, người đọc cảm thấy chất lượng và mượt mà nhất.



Có khả năng viết lách là một lợi thế khi sử dụng dấu chấm câu, dấu phẩy đúng lúc để văn bản mạch lạc hơn, kết hợp với việc tìm hiểu về các nền văn hoá mà bạn đang viết sẽ tạo nên một bản dịch thuật chuyển ngữ hoàn chỉnh.

Việc sử dụng các từ điển kết hợp để dịch cũng là một kĩ năng thể hiện bản chất dịch thuật chuyên nghiệp.

Đây là một trong nhiều kỹ năng quan trọng nhất vì trong các bản dịch, đôi khi hai từ giống nhau sẽ  có nghĩa khác nhau trong những tình huống cụ thể, nên người dịch phải tùy cơ ứng biến để có thể xác định được nội dung chính xác trong các ngữ cảnh đặc thù.

Dịch thuật chất lượng nên đầu tư vào một lĩnh vực cụ thể như: dịch tài chính ngân hàng, Marketing, thể thao hay xây dựng.

Việc đào sâu vào một lĩnh vực cụ thể nào đó sẽ giúp bạn chuyên nghiệp và chất lượng mỗi bản dịch tốt hơn, tạo được niềm tin cho khách hàng.

Ngoài ra, thời gian rảnh rỗi bạn có thể tham gia trao đổi kiến thức, học thêm một ngôn ngữ thứ hai, thứ ba có thể tiến xa hơn trên con đường dịch giả.

Tìm kiếm các nguồn cộng việc dịch thuật online hay trở thành một freelancer chuyên đấu thầu các dự án dịch thuật từ cộng đồng dịch thuật Proz là một trong những cơ hội để bạn nâng cao khả năng dịch của mình.

Có thể thấy rằng dịch thuật không những cần phải có kỹ năng mà còn cần cả sự thành thạo trong các loại ngôn ngữ và am hiểu nền văn hóa của các nước.

Một số kỹ năng cần thiết trên sẽ phần nào giúp cho những người mới đi làm đạt được những thành công nhất định trong công việc và trở thành một dịch giả chuyên nghiệp nhất.

Vui lòng liên hệ:

Công ty TNHH dịch thuật Tuấn Dung
52D phố Hai Bà Trưng – Hoàn Kiếm – HN
Tel: 043.9346557 – 046.662.3939
Fax: 043.8249706
Website: dichthuattuandung.com